-
- Tổng tiền thanh toán:
Xử lý và phòng ngừa cho trẻ bị dị ứng do côn trùng cắn
Tác giả: Cty TNHH INNOPATH VIETNAM Ngày đăng: 26/04/2021
Côn trùng cắn thường xuất hiện các triệu chứng như mụn nước, mẩn đỏ sẽ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy do các độc tố của vết đốt. Với các bé nhỏ thì ở độ tuổi này vốn dĩ rất hiếu động, nô đùa nên vô tình các côn trùng sẽ dễ dàng tấn công và gây hại sức khỏe của các bé sau này. Là bà mẹ thông thái, bạn sẽ làm gì phòng ngừa và xử lý các vết thương đó của các con?
Vết thương do côn trùng gây ra có nguy hiểm không?
Tùy vào loại côn trùng và cơ địa của các bé nên vết thương của mỗi bé sẽ khác nhau. Hầu như những vết đốt bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe quá nhiều vì chỉ gây ngứa, sưng tấy nhẹ, bỏng nước và tự khỏi sau vài ngày và không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên, không vì vậy mà các bậc phụ huynh chủ quan về vấn đề này, do hệ miễn dịch vẫn còn non yếu nên da bé dễ bị mẫn cảm với những vết đốt . Các loại côn trùng có độc tính cao là nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm như: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,... khiến vết thương trở nên nghiêm trọng và tốn nhiều thời gian để chữa lành và nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Loại côn trùng mà các bà mẹ nên nhận biết sớm để bảo vệ sức khỏe cho các bé:
-
Bị ong đốt, nhất là ong vò vẽ vì nọc độc từ vòi ong cực kì cao. Nếu độc tố thấm vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng nặng nề như nôn ói, tim đập nhanh, tụt huyết áp, toàn thân bị phù nề ảnh hưởng đến tính mạng.
-
Chuồn chuồn, bọ cánh cứng, bọ chét hay kiến lửa sẽ gây ra phản ứng nhẹ những vết mẩn đỏ, gây mụn nước. dù chỉ gây da dị ứng cũng phải rửa sạch da cho các bé nhằm giảm đau, vết nứt không nên gãi quá nhiều tránh để lại sẹo, thâm cho da.
Biện pháp xử lý khi côn trùng cắn
Phản ứng nhẹ như đau rát, sưng đỏ, ngứa thì phụ huynh nên rút vòi chích của côn trùng ra khỏi vết thương của bé để tránh các độc tố đưa vào cơ thể càng sớm càng tốt, chườm đá lạnh cho các vùng bị sưng tấy. Trong trường hợp nặng hơn thì cần đưa bé đến trung tâm điều trị gần nhất để được sơ cứu và tiêm thuốc ngay cả tình trạng đã giảm nhằm phòng tránh những biến chứng phát sinh ngoài ý muốn.
Sau khi rửa sạch vùng da bằng nước và xà phòng sạch cho bé, bạn thoa một lượng vừa đủ dung dịch Lotion dưỡng da trẻ em EUBOS 125ml của thương hiệu EUBOS giúp chống viêm, giảm kích ứng cho da giúp các bé phục hồi các vùng da bị tổn thương cũng như loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, mẩn ngứa, hăm tã. Ngoài ra, sản phẩm hỗ trợ điều trị chàm sữa rất hiệu quả. Là sản phẩm dùng cả da mặt và da toàn thân, phù hợp cho các bé sơ sinh và trẻ em.
Trước khi thoa lotion, các mẹ có thể tắm cho bé bằng Gel tắm gội 2 trong 1 hoặc Dầu tắm gội 2 trong 1 dành cho bé, với thành phần tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và làm lành vết thương. Sau đó thoa thêm lotion sẽ giúp da bé nhanh hồi phục.
Một số phương pháp phòng ngừa
Nếu phụ huynh biết phòng ngừa đúng cách sẽ có thể kiểm soát cũng như ngăn ngừa các triệu chứng về da và hạn chế tối đa tình trạng tái phát. Dưới đây là những biện pháp cha mẹ nên làm để trẻ không bị dị ứng bởi côn trùng cắn.
-
Trước hết, các bà mẹ cần quan tâm đến các hoạt động hàng ngày của các bé, tránh để các bé đến những nơi mà côn trùng hay làm tổ như ở khúc gỗ hay tường cũ, gạch mục vì đó là nơi có nhiều rết, bọ cạp, ong,... Bên cạnh đó, việc dọn dẹp nhà cửa cũng như các vật dùng trong “tổ ấm” cũng là một biện pháp hữu ích đến cuộc sống của các bé nhằm ngăn chặn mùi hôi, ô nhiễm môi trường để tránh thu hút côn trùng kéo đến và tấn công.
-
Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nếu có thì nên đem đến các cơ sở thú ý tiêm ngừa để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng cũng như những người tiếp xúc với người thân trong gia đình.
-
Nên cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ và nên khuyến khích các bé thường xuyên giày, tất, áo dài tay hay quần dài, đặc biệt khi đi đến các khu vực nông thôn hoặc rừng cây. Tránh mang quần áo có màu tối cũng như xịt nước hoa vì sẽ thu hút côn trùng đến tấn công.
Tìm hiểu thêm sản phẩm liên quan khác: Sữa tắm cho da nhạy cảm EUBOS