-
- Tổng tiền thanh toán:
NHỮNG THÓI QUEN HẰNG NGÀY KHIẾN DA DẦU BỊ MỤN
Tác giả: Cty TNHH INNOPATH VIETNAM Ngày đăng: 06/04/2021
Bị mụn là tình hình thường gặp ở các nàng da dầu. Vì đặc trưng của làn da nên dầu, bã nhờn tiết ra nhiều hơn những loại da khác. Chúng tích tụ trong các lỗ chân lông và cộng hưởng với bụi bẩn, vi khuẩn trên da và sinh ra mụn. Những nguyên nhân phổ biến khiến da dầu dễ bị mụn như di truyền, nội tiết tố sẽ khó thay đổi được. Nhưng các yếu tố đến từ thói quen sinh hoạt hằng ngày thì có thể dễ dàng thay đổi để cô nàng da dầu tránh bị mụn.
Những thói quen hằng ngày khiến da đầu bị mụn
Thói quen rửa mặt hằng ngày
Làm sạch da là bước quan trọng trong chu trình dưỡng da hằng ngày, nhất là làn da dầu mụn. Rửa mặt giúp lấy đi bụi bẩn, dầu thừa trên bề mặt và giúp da được thông thoáng. Thế nhưng rửa mặt quá thường xuyên không chỉ không làm da sạch hơn mà còn làm mất đi lớp dầu sinh lý giúp làm ẩm cho da. Khi đó, da trở nên khô khiến tuyến dầu càng hoạt động mạnh mẽ để bù đắp lại lượng dầu đã mất đi khiến da bóng nhẫy và làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Ngược lại với hành động rửa mặt quá nhiều là thói quen không rửa mặt thường xuyên. Sau một ngày dài, bụi bẩn, dầu thừa, mồ hôi và ti tỉ vi khuẩn bám trên bề mặt da bạn. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Một khi đã bị mụn mà bạn vẫn duy trì thói quen xấu này thì tình trạng mụn sẽ càng tồi tệ hơn, thậm chí là dẫn đến viêm. Do đó, các cô nàng, anh chàng da dầu nên rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày để vệ sinh da, loại bỏ các tác nhân gây nên mụn và sẵn sàng cho các bước dưỡng ẩm cho da dầu mụn.
Không tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết là bước vệ sinh quan trọng và cần thiết để loại bỏ dầu thừa, bã nhờn ở sâu trong các lỗ chân lông, nơi mà sữa rửa mặt không thể tác động đến. Nếu bỏ qua bước dưỡng da này, da bạn sẽ không được làm sạch sâu, các cặn bẩn vẫn còn tồn đọng và có thể gây ra mụn. Vì thế, bạn cần tẩy tế bào chết đều đặn 1 - 2 lần/ tuần. Những sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA, BHA… sẽ giúp làm sạch nhẹ nhàng và làm dịu vết mụn sưng đỏ, hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn.
Lựa chọn kem dưỡng không phù hợp
Nhiều người lầm tưởng rằng da dầu không cần quan tâm đến dưỡng ẩm da mà cần tập trung vào bước làm sạch da. Thật ra, cả bước làm sạch lẫn cung cấp độ ẩm cho da đều quan trọng tương đương nhau trong skincare routine của các bạn da dầu, da mụn. Bởi chính tình trạng da thiếu nước kéo dài làm cơ chế hoạt động của tuyến dầu tiết càng nhiều dầu hơn để tự cấp ẩm cho da. Chính vì vậy, điều bạn cần là phải bổ sung độ ẩm cho da bằng serum hoặc kem dưỡng ẩm dành cho da dầu mụn.
Kem dưỡng ẩm Eubos dành cho da dầu mụn nhạy cảm có tác dụng cấp ẩm sâu cho da bằng thành phần Pro Vitamin B5 (Panthenol) và dầu hạt mắc ca. Nhờ hoạt chất này, da dầu được dưỡng ẩm, kháng viêm, chống kích ứng và làm lành các vết mụn, tổn thương sau khi nặn mụn. Hơn nữa, bơ hạt mỡ có trong kem dưỡng ẩm Eubos giúp làm mềm, tái tạo làn da từ sâu bên trong, giúp kiểm soát dầu và ngăn ngừa tình trạng xuất hiện mụn. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nước khoáng thiên nhiên từ Pháp cung cấp khoáng chất cần thiết như canxi, kẽm, magie nên làn da được nuôi dưỡng, ẩm mượt và khỏe mạnh.
Chế độ ăn không lành mạnh
Chế độ ăn có nhiều món cay nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến làn da. Bạn nên thay đổi thói quen và bổ sung những thực phẩm mát như rau xanh, cá, trái cây… để dung nạp chất xơ có lợi cho da. Bên cạnh đó, thói quen uống đủ nước mỗi ngày cần được duy trì để làn da luôn trong trạng thái đủ độ ẩm, điều tiết tuyến dầu nhờn và mang lại làn da căng bóng, tràn đầy sức sống.
Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, chạm tay lên mặt thường xuyên cũng sẽ khiến da bị mụn và tình trạng mụn trên mặt ngày càng tồi tệ hơn. Hãy thư giãn và để da mặt nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc, đúng giờ. Đồng thời, hãy từ bỏ thói quen chống cằm, sờ tay lên mặt nhé.
Bình luận (2 bình luận)
MIBPILIFE
24/08/2022durvet ivermectin Propecia Epilobio De Satisfaccion
Mygieds
19/12/2022cheap generic cialis In developed countries, the etiology of AKI is more clear and most often multifactorial in nature reflecting the increasing medical complexity in neonatal and pediatric patients