-
- Tổng tiền thanh toán:
NÊN LÀM GÌ KHI DA BỊ KHÔ SẦN TRÓC VẢY?
Tác giả: Cty TNHH INNOPATH VIETNAM Ngày đăng: 15/03/2021
Da mặt bị khô sần và tróc vảy khá là phổ biến hiện nay do rất nhiều yếu tố như thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không phù hợp với tính chất da mặt làm cho da chúng ta mỏng và nhạy cảm hơn. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn những cách chăm sóc da mặt bị khô sần tróc vảy.
Nguyên nhân khiến da mặt bị khô sần tróc vảy
Có rất nhiều người gặp tình trạng da mặt bị khô sần và ngứa nhưng không biết nguyên nhân đến từ đâu, dẫn đến việc không thể trị dứt điểm hoàn toàn. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng da mặt khô sần và ngứa, nhưng phổ biến là:
Da thiếu độ ẩm:
Uống ít nước, ngồi trong phòng điều hòa liên tục nhiều giờ tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh tiết dầu cân bằng độ ẩm trên da.
Dị ứng thời tiết:
Dị ứng thời tiết đặc biệt là khoảng thời gian Thu-Đông khi thời tiết khô hanh, không khí lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột. Thường xuyên phải tiếp xúc thời tiết thất thường, những người có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử bị dị ứng thời tiết sẽ dễ bị khô sần, ngứa, nổi mẩn đỏ. Lớp biểu bì trên da, trên mặt nhanh khô mất nước, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu.
Dị ứng mỹ phẩm:
Dị ứng mỹ phẩm do kích ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm, sử dụng không đúng cách, mỹ phẩm không phù hợp với từng loại da hay do sản phẩm kém chất lượng, chứa các chất hóa học có hại, quá liều lượng, gây tổn thương lên da mặt sau khi sử dụng. Gây ra hiện tượng da khô rát, ngứa, nổi mẩn đỏ, viêm da tiếp xúc,..
Da bị mụn:
Khi da mặt bị mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn cám chứa các loại vi khuẩn, tích tụ mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông khiến da mặt ra sần sùi, ngứa rát, da mất đi vẻ mịn màng căng bóng vốn có.
Thay đổi nội tiết tố:
Tình trạng này sẽ diễn ra phổ biến khi bước vào các giai đoạn: bước vào tuổi dậy thì, đứng trước mỗi kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai (đặc biệt vào tuần thứ 30 của thai kỳ) cơ thể có những thay đổi nội tiết tố, da mặt sẽ có hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ, sần sùi, da phải liên tục hoạt động để cung cấp độ ẩm cho da khiến mất nước, bị khô.
Cách chữa da toàn thân bị khô sần và ngứa hiệu quả nhất
Tùy vào nguyên nhân, thể trạng, mức độ mà da toàn thân có những biểu hiện và cách chữa trị khác nhau, tuy nhiên sau đây là những cách cải thiện làn da hiệu quả, lành tính, mang lại hiệu quả tức thì
Tẩy tế bào chết:
Da khô sần là lúc da có nhiều tế bào chết hơn bình thường, cần loại bỏ tế bào chết bên ngoài để da có thể thẩm thấu kem dưỡng ẩm tốt hơn, bụi bẩn, vi khuẩn bám lâu trên da được loại bỏ. Tuy nhiên chỉ sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ không có độ ma sát cao, bong tróc mạnh, chỉ làm như vậy 1 lần/tuần.
Sử dụng dưỡng thể:
Đây là một bước cần thiết khi chăm sóc da toàn thân mỗi ngày, không chỉ khi da mặt bị tổn thương. Sử dụng kem dưỡng thể ngăn hiện tượng mất nước, da khô ráp tăng khả năng tự bảo vệ da khi tiếp xúc với tia UV, giữ ẩm kháng khuẩn ngoài ra còn làm dịu vết ngứa, da trở nên căng tràn sức sống sau khi kem dưỡng thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì, hạ bì.
Tham khảo sản phẩm Dưỡng thể bổ sung độ ẩm chuyên sâu và tái tạo làn da khô bong tróc EUBOS Urea 10% 150ml, phù hợp cho làn da nhạy cảm người bị tiểu đường