-
- Tổng tiền thanh toán:
CHUYÊN GIA HƯỚNG DẪN TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VÀO THỜI ĐIỂM GIAO MÙA
Tác giả: Quảng cáo King Fox Ngày đăng: 03/05/2021
Thời điểm giao mùa đối với trẻ nhỏ luôn gây ra nhiều vấn đề rắc rối do thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện để các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần sự giúp đỡ từ chuyên gia để được hướng dẫn cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh giao mùa để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho bé tốt hơn.
Một số bệnh phổ biến đối với bé ở thời điểm giao mùa
Đây là thời điểm những tác nhân vi khuẩn phát triển nên chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ. Dưới đây là một số bệnh phổ biến cũng như cách phòng bệnh mà các bà mẹ đang quan tâm:
Cảm cúm
Cũng như người lớn, trẻ em cũng dễ mắc mắc phải căn bệnh này khi giao mùa, các triệu chứng như sốt, đau họng, hắt xì,...Trong đó, triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi có thể gây khó chịu cho bé trong thời gian dài. Do đó, sự thay đổi đột ngột về khí hậu là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cảm cho các bé vào thời điểm giao mùa.
Một số cách phòng bệnh hiệu quả khi mà các bà mẹ nên tham khảo:
-
Giữ ấm bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ, uống nhiều nước ấm.
-
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp để tránh làm bé khô cổ, khô mũi, đặc biệt khi bé ngủ
-
Giữ gìn vệ sinh đối với môi trường xung quanh của bé sạch sẽ
-
Tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng tuổi mỗi năm một lần.
-
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những ai có triệu chứng liên quan đến cảm cúm.
-
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C từ rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng.
Tiêu chảy
Biểu hiện thường là: nôn, đến 1-2 ngày sau thì có dấu hiệu đi ngoài, có thể đi kèm các bệnh lý khác như ho, sốt nên dễ khiến người lớn nhầm lẫn với viêm đường hô hấp. Vì bệnh thường kéo dài 3-7 ngày nên thường khiến bé bị mất nước, mất muối dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời. Đây cũng là một bệnh bé hay mắc khi thay đổi thời tiết.
Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ thì các bà mẹ lưu ý:
-
Đưa trẻ đi uống vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.
-
Đảm bảo trẻ ăn chín uống chín, không được ăn các đồ ăn để nguội hoặc qua đêm, không được ăn thức ăn đường phố nghi ngờ không hợp vệ sinh nhằm tăng cường hệ miễn dịch qua chế độ dinh dưỡng.
-
Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Sử dụng nguồn nước sạch.
-
Các bà mẹ cũng phải rửa tay khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
-
Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
-
Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Bệnh dị ứng
Do làn da mỏng manh và nhạy cảm nên các bé thường xuất hiện các triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, ngứa là những dấu hiệu phổ biến khi vào thời điểm chuyển mùa. Vì vậy, bà mẹ thông thái nên có những biện pháp phòng ngừa nhằm tránh các bệnh lý về da của các bé.
Như chúng ta cũng đã biết, ở lứa tuổi này hàng rào bảo vệ da chưa hoàn thiện nên da bé thường xuất hiện các triệu chứng khô da, da nứt nẻ, viêm da dị ứng đối với những ngày lạnh giá. Lotion dưỡng ẩm Eubos dành cho trẻ nhỏ sẽ là lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng cũng như thiết kế mẫu mã, sản phẩm chứa thành phần lành tính, nguồn gốc từ thiên nhiên như dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ, panthenol,... giúp chống viêm, tăng độ ẩm cũng như loại bỏ cảm giác ngứa ngáy đối với làn da mỏng manh của bé. Đồng thời, Lotion dưỡng ẩm đến từ thương hiệu Eubos phù hợp với các tình trạng da như kích ứng, mẩn đỏ, nổi mề đay.
Viêm đường hô hấp
Các loại virus gây bệnh tồn tại trong không khí và phát triển nhanh trong thời điểm này nên dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng còn non kém của trẻ, nhất là hệ hô hấp từ đó gây viêm (viêm phế quản, viêm đường hô hấp hoặc nặng là viêm phổi).
Một số phương pháp các bà mẹ cần thực hiện cho trẻ:
-
Cho bé ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.
-
Vệ sinh ở những khu vực tai, mũi, họng cho bé hàng ngày. bên cạnh đó, mẹ cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế bé.
-
Tránh các tác nhân từ môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo vì dễ sẽ gây dị ứng.
-
Phòng ngủ của bé cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Nên thường xuyên giặt chăn, gối và những món đồ các bé tiếp xúc và sử dụng hằng ngày, sau đó phơi nắng thật khô để đảm bảo vệ sinh.