Bí Quyết Khắc Phục Tình Trạng Bé Sơ Sinh Khó Ngủ Hiệu Quả

Tác giả: Phương Linh Ngày đăng: 01/10/2020

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vì vậy, nếu tình trạng bé sơ sinh khó ngủ và vặn mình diễn ra thường xuyên có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về cơ chế giấc ngủ của trẻ, đồng thời có những phương pháp chăm sóc tốt nhất cho giấc ngủ của bé.

 

Trẻ em ngủ bao lâu là đủ?

Theo các chuyên gia sức khỏe, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu người lớn chỉ ngủ 8 tiếng mỗi ngày,  thì trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày của mình chỉ để ngủ. Từ 1-4 tuần tuổi, bé sẽ ngủ từ 15-16 tiếng/ngày. Càng lớn, thời gian ngủ của trẻ sẽ càng rút ngắn. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ cần ngủ khoảng 14-16 tiếng/ ngày mới đủ. Khi được 12 tháng tuổi, bé chỉ cần ngủ 12 -13 tiếng một ngày.

Trẻ em muốn nhanh lớn và khỏe mạnh cần có giấc ngủ ngon, sâu giấc và ngủ đủ lâu (nguồn ảnh: Internet)

Trẻ em muốn nhanh lớn và khỏe mạnh cần có giấc ngủ ngon, sâu giấc và ngủ đủ lâu (nguồn ảnh: Internet)

 

Việc ngủ đủ giấc không chỉ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch mà còn phát triển tốt hơn. Trong khi ngủ, não sẽ tiết ra các hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh nếu ngủ đủ, ngủ ngon và ngủ sâu sẽ phát triển trí não tốt hơn so với những bé sơ sinh khó ngủ hoặc ngủ ít. Do đó, nếu  không được ngủ đủ, trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

 

2. Vì sao bé sơ sinh khó ngủ?

Bé sơ sinh ngủ khó ngủ hoặc bé vặn mình quấy khóc là vấn đề được các bà mẹ cực kỳ quan tâm. Ở giai đoạn sơ sinh, khó ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh khó ngủ, trằn trọc làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng (nguồn ảnh: Internet)

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh khó ngủ, trằn trọc làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng (nguồn ảnh: Internet)

 

Nguyên nhân thường gặp khiến bé quấy khóc và ngủ không ngon giấc:

  • Thiếu hụt canxi: Khi bị thiếu hụt canxi, sẽ có hiện tượng như bé vặn mình, quấy khóc, kèm theo triệu chứng ọc sữa, co giật,... Tình trạng kéo dài có thể khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển, thậm chí dẫn đến tử vong.

  • Chế độ dinh dưỡng: Đói sẽ khiến bé ngủ không ngon, hay tỉnh giấc giữa đêm và bé quấy khóc đòi bú. Hoặc, nếu mẹ cho bú quá no cũng là nguyên nhân khiến bé sơ sinh khó ngủ.

  • Môi trường xung quanh: Nếu mẹ cho bé ngủ ở những nơi quá nhiều ánh sáng hoặc ồn ào cũng khiến trẻ hay bị giật mình tỉnh giấc. 

  • Tả bị ướt: Bé cảm thấy khó chịu do tã ướt, tã bị lệch hoặc cảm thấy bí bách, cũng làm cho bé khó đi vào giấc ngủ.

  • Tâm trạng của bé: Trước khi ngủ nếu bé được đùa giỡn hoặc nghe những bản nhạc vui nhộn thì tâm trạng bé bị xáo động và phấn khích. Do đó khi ngủ, bé sẽ dễ bị giật mình và ngủ không sâu giấc.

 

3. Bé sơ sinh khó ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Với bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, các biểu hiện khi ngủ như vặn mình, ngọ nguậy, giật mình,... là những hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không có các dấu hiệu bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Khi bé được 2 - 3 tháng tuổi và quen dần với môi trường, nếp sinh hoạt hằng ngày, hệ thần kinh ổn định thì tình trạng bé sơ sinh khó ngủ có thể sẽ tự hết.

Vì sao trẻ hay khóc đêm? Cách khắc phục là gì? | by Dược Sĩ Nhung — Viện  dinh dưỡng | Medium

Ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (nguồn ảnh: Internet).

 

Ngược lại, rối loạn giấc ngủ khiến trẻ chậm lớn về cả thể chất và trí não. Tình trạng khó ngủ, quấy khóc kéo dài sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé :

Sự phát triển trí não: Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não, khả năng nhận thức và ghi nhớ. Vì vậy, khi không ngủ đủ giấc có thể làm giảm sự phát triển trí não, trẻ kém thông minh và phản ứng không còn linh hoạt.

Sự phát triển thể chất: Năng lượng và hormone tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giấc ngủ. Do đó, mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. 

Ảnh hưởng tới sức khỏe: Khi bị mất ngủ, trẻ sẽ quấy khóc và khó chịu nhiều hơn. Do đó, cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, não bộ…. Hơn nữa, mất ngủ cũng là 1 trong số những nguyên nhân gây béo phì ở cả người lớn cũng như trẻ nhỏ. 

 

4. Các phương pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng bé sơ sinh khó ngủ

- Cho bé bú no trước khi đi ngủ là một trong những cách giúp bé không thường xuyên thức giấc (nguồn ảnh: Internet)

Cho bé bú no trước khi đi ngủ là một trong những cách giúp bé không thường xuyên thức giấc (nguồn ảnh: Internet)

 

  • Tập cho trẻ có thói quen ngủ ngoan

Mẹ nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ vào đúng một giờ đã định, nhằm tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào. Đồng thời, hạn chế tối đa các kích thích lên hệ thần kinh của trẻ trong khi ngủ. Đặc biệt là ánh sáng và tiếng ồn, vì đó là những yếu tố khiến bé quấy khóc, giật mình và khó đi vào giấc ngủ.

  • Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ

Cho bé bú no trước khi đi ngủ là một trong những cách giúp bé không thường xuyên thức giấc. Bên cạnh đó, vệ sinh sạch sẽ và mặc quần áo thoải mái cũng giúp bé ngủ ngon hơn. 

  • Chuẩn bị không gian ngủ thoải mái

Một không gian đủ thoáng mát, ít gió lùa, nhiệt độ phòng phù hợp sẽ giúp bé thoải mái và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm. Môi trường mềm mại, êm ái không chỉ mang đến cho bé cảm giác an toàn như trong bụng mẹ mà còn là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay chuyển” khi ngủ.

  • Thường xuyên massage cho bé

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc massage thường xuyên sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, với những bé sơ sinh khó ngủ, bé vặn mình quấy khóc thì massage là một liệu pháp vô cùng tuyệt vời. Massage sẽ giúp tinh thần bé được thư giãn, chân tay thả lỏng, do đó bé sẽ dễ dàng đi vào giấc và ngủ sâu hơn.

Massage trước giờ đi ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn (nguồn ảnh: Internet)

Massage trước giờ đi ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn (nguồn ảnh: Internet)

 

Để quá trình massage diễn ra hiệu quả, mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên hoặc các sản phẩm dầu massage dành riêng cho làn da non nớt của bé. 

Dưới đây là một số loại dầu massage cho bé hiệu quả và an toàn được các mẹ bỉm sữa tin dùng:

 

Dung dịch dưỡng da trẻ em EUBOS Haut Ruhe Lotion

 

Dung Dịch Dưỡng Da Trẻ Em EUBOS Haut Ruhe Lotion với tinh dầu hoa anh thảo 6%, dầu hạnh nhân và dầu jojoba được khuyên dùng để dưỡng ẩm toàn thân hàng ngày cho da khô ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lotion cho bé EUBOS bổ sung các axit béo thiết yếu như axit linoleic và axit gamma-linolenic, thành phần cực kỳ quan trọng để xây dựng khả năng bảo vệ tự nhiên của da. Sản phẩm thích hợp dùng để massage làm ấm cho bé trước khi tắm và bảo vệ bé tránh được cảm giác khó chịu khi da bị khô. Bên cạnh đó, lotion cho bé còn có mùi hương dịu nhẹ, mang đến cảm giác thư giãn, tinh thần thoải mái, giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

 

Dầu dưỡng da trẻ em EUBOS Haut Ruhe Caring oil 

Dầu massage cho bé EUBOS Haut Ruhe Caring Oil là sản phẩm uy tín và chất lượng mà mẹ có thể yên tâm dùng để massage cho bé. Sản phẩm kiểm nghiệm lâm sàng phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ em và trẻ sơ sinh. Kết hợp 6 loại dầu thực vật tự nhiên, dầu massage cho bé EUBOS không chỉ có tác dụng làm dịu, giảm ngứa và mẩn đỏ trên da, còn  giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn. Hiệu quả được chứng nhận bởi Viện da liễu Đức. 

Hy vọng, với những thông tin về tình trạng bé sơ sinh khó ngủ trên đây sẽ giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu tình trạng khó ngủ và hay bé vặn mình quấy khóc kéo dài thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ khám để có những biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách nhé!

 

Bạn đang xem: Bí Quyết Khắc Phục Tình Trạng Bé Sơ Sinh Khó Ngủ Hiệu Quả
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: